Những ai không nên ăn ngải cứu để tránh nguy hại đến sức khỏe

nhung-ai-khong-nen-an-ngai-cuu

Ngải cứu được mệnh danh là một loại thảo dược tốt cho sức khỏe. Thế nhưng, một số trường hợp được khuyến cáo không nên dùng ngải cứu. Vậy những ai không nên ăn ngải cứu? Bài viết dưới đây sẽ bật mí chi tiết để bạn đọc cùng nắm rõ.

6 tác dụng của ngải cứu đối với sức khỏe

Trước khi đi sâu vào tìm hiểu những ai không nên ăn ngải cứu, cùng điểm qua một số công dụng của loại thảo dược này nhé!

Lá ngải cứu giúp nữ giới điều hòa kinh nguyệt:

Theo như y học cổ truyền, ngải cứu có tính ấm, chính vì vậy có thể giúp phụ nữ điều hòa kinh nguyệt. Đồng thời, giúp làm dịu các cơn đau bụng, đau lưng khi tới kỳ kinh nguyệt.

nhung-ai-khong-nen-an-ngai-cuu-1
Lá ngải cứu giúp giảm triệu chứng đau bụng kinh

Đối những chị em thường xuyên gặp tình trạng rong kinh, ít kinh hoặc mất kinh cũng có thể ăn ngải cứu để kích thích sự co bóp của tử cung và đẩy lượng máu ứ đọng ra khỏi cơ thể.

Giúp phụ nữ an thai:

Những phụ nữ mang thai có thể sử dụng ngải cứu khô để an thai và phòng ngừa sảy thai. Cây ngải cứu nếu dùng đúng cách có thể giúp ổn định thai nghén, làm thuyên giảm các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn.

Bên cạnh đó, cây ngải cứu chứa rất nhiều vitamin. Chính vì vậy, sử dụng đúng liều lượng sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng. Đồng thời giúp ngăn chặn các bệnh về nhiễm trùng. Mặc dù, có rất nhiều lợi ích nhưng phụ nữ mang thai cũng không nên quá lạm dụng để tránh những nguy hại đến sức khỏe.

Giúp hỗ trợ cầm máu:

Ngải cứu chứa nhiều dược chất tốt như flavonoid, đây là loại polyphenol được dùng để kháng viêm trong y học. Chính vì vậy, lá ngải cứu được dùng để cầm máu các vết thương ngoài da, chảy máu cam,…

Thành phần có trong cây ngải cứu có tác dụng làm co các mạch máu, đồng thời giúp giảm áp lực máu và làm đông máu một cách nhanh chóng. Đối với những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, hoặc xuất huyết cũng có thể dùng ngải cứu để ngăn chặn tình trạng chảy máu.

Giúp làm giảm triệu chứng nổi mề đay, ngứa ngáy:

Tinh dầu ngải cứu có khả năng kháng khuẩn và kháng viêm. Chính vì điều này, ngải cứu còn được biết đến công dụng giúp giảm ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ.

nhung-ai-khong-nen-an-ngai-cuu-2
Lá ngải cứu giúp giảm triệu chứng ngứa ngáy, nổi mề đay

Khi gặp tình trạng nổi mề đay, bạn chỉ cần giã ngải cứu sau đó đắp trực tiếp vào vị trị đang bị nổi mẩn, thì có thể giúp làm thuyên giảm tình trạng sưng phù, ngứa ngáy.

Giúp chữa các bệnh lý về đường hô hấp trên

Tác dụng của cây ngải cứu đối với sức khỏe còn được biết đến trong điều trị các bệnh lý về viêm xoang, viêm mũi, viêm amidan hoặc viêm họng.

Với đặc tính sát khuẩn, tiêu viêm và hỗ trợ làm thông đường hô hấp trên. Những người bệnh đang gặp các vấn đề về đường hô hấp có thể dùng nước ngải cứu để chữa bệnh. Đồng thời, giúp làm giảm các triệu chứng như ho, đau họng,…

Ngải cứu giúp giảm mỡ bụng:

Chị em sau sinh có thể dùng ngải cứu để bồi bổ sức khỏe, đồng thời giúp giảm mỡ bụng hiệu quả. Thành phần có trong cây ngải cứu có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra nhanh chóng, từ đó hạn chế tình trạng tích tụ mỡ thừa.

Bên cạnh việc dùng lá ngải cứu để chế biến thành các món ăn giúp giảm cân. Chị em có thể, dùng ngải cứu khô và muối chườm vào vùng bụng để hỗ trợ làm săn chắc cơ.

Bật mí những ai không nên ăn ngải cứu?

Tuy mang lại nhiều lợi ích đối với sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn ngải cứu được. Dưới đây là những ai không nên ăn ngải cứu.

nhung-ai-khong-nen-an-ngai-cuu-3
Những ai không nên ăn ngải cứu?

Những người bị viêm gan: Tinh dầu có trong cây ngải cứu có tác dụng điều trị một số bệnh lý về da. Tuy nhiên, chúng cũng có chứa thành phần độc tính. Do vậy, đối với những người bị bệnh viêm gan, ăn ngải cứu có thể khiến gan bị tổn thương nặng hơn, gan to, nước tiểu có lẫn dịch mật.

Phụ nữ đang mang thai: Thành phần có trong cây ngải cứu có tác dụng co bóp tử cung. Chính vì vậy, phụ nữ trong 3 tháng đầu thai kỳ được khuyến cáo không nên dùng quá nhiều ngải cứu vì có thể dẫn đến sảy thai, sinh non.

Những người đang bị viêm ruột cấp tính: Thành phần có trong rau ngải cứu có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu. Do vậy, bệnh nhân bị viêm ruột cấp tính luôn được bác sĩ khuyến cáo không nên ăn ngải cứu. Bên cạnh đó, việc lạm dụng ngải cứu, dùng quá nhiều có thể gây ra tác động đến hệ thần kinh trung ương làm chân tay run giật và tổn hại tới huyết quản.

Những người bị xơ vữa động mạch: Những ai không nên ăn ngải cứu, những bệnh nhân mắc các bệnh xơ vữa động mạch và sỏi thận cũng được khuyến cáo không nên dùng ngải cứu để tránh những tác động tiêu cực đến sức khỏe. Kể cả những người có sức khỏe tốt cũng không nên ăn ngải cứu quá nhiều.

Một số bài thuốc điều trị bệnh lý từ cây ngải cứu

Hiện nay, có nhiều bài thuốc điều trị bệnh lý từ cây ngải cứu. Bạn đọc có thể tham khảo dưới đây:

Bài thuốc chữa đau đầu từ ngải cứu: Bạn chuẩn bị 100gr lá ngải cứu, lá tía tô, lá cây tần dày và 50gr lá sả. Đun các dược liệu trên với 1 lít nước lọc. Đun lửa nhỏ đến khi nào giảm còn 1 chén nước là có thể dùng.

Bài thuốc chữa rôm sảy, mề đay từ ngải cứu: Bạn lấy một ít rau ngải cứu sau đó đem đi giã thật nhuyễn và hòa vào trong nước tắm mỗi ngày. Kiên trì thực hiện trong một thời gian sẽ thấy bệnh rôm sảy và tình trạng ngứa ngáy được thuyên giảm đáng kể.

Bài thuốc trị bong gân từ ngải cứu: Bạn dùng lá ngải cứu tươi giã nát hoặc lá ngải cứu khô tẩm rượu rồi sau đó bó vào khu vực bị bong gân mỗi ngày/ 1 lần. Nếu không có rượu, bạn có thể thay thế bằng giấm, đều có thể mang lại hiệu quả tương đương.

Như vậy, bài viết trên đây đã chia sẻ những ai không nên ăn ngải cứu và một số công dụng của loại thảo dược này mang lại cho sức khỏe. Qua đó cũng có thể thấy đây là một loại thảo dược tốt cho sức khoẻ nhưng chỉ có lợi khi được dùng đúng liều lượng. Mọi người nên cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi sử dụng loại dược liệu này. Để biết thêm nhiều kiến thức về sức khỏe, bạn đừng quên truy cập vào chuyên mục tin sức khỏe trên website của dược liệu Thiện Phúc mỗi ngày nhé!

Xem thêm:

Tác dụng của lá ngải cứu

Uống lá ngải cứu tươi có tác dụng gì?

 

 

 

Author: Phuong Pham